Niềng răng thưa mất bao nhiêu lâu, thời gian niềng răng phụ thuộc vào những yếu tố nào, cần lưu ý điều gì,… là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của Nha khoa Thúy Đức sẽ bật mí ngay cho bạn các thông tin để bạn hiểu hơn về phương pháp này nhé.
Mục lục
- Tại sao nên niềng răng thưa?
- Niềng răng thưa mất bao lâu?
- Niềng răng thưa bao lâu siết 1 lần?
- Niềng răng thưa bao lâu tái khám 1 lần?
- Thời gian niềng răng thưa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Tháo niềng sớm có ảnh hưởng gì không?
- Sau khi niềng răng thưa phải đeo hàm duy trì bao lâu?
- Niềng răng thưa nhanh và hiệu quả với Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức
Tại sao nên niềng răng thưa?
Hàm răng được đánh giá đều đẹp là một hàm răng có khuôn răng hài hòa, khớp cắn chuẩn, răng trắng bóng, đều tăm tắp. Tuy nhiên do quá trình phát triển và hoàn thiện khung xương, tổ chức răng sẽ ít nhiều phải chịu tác động của ngoại lực vì thế sẽ xuất hiện một vài nhược điểm không đáng có, trong đó có răng thưa.
Răng thưa có thể do nguyên nhân bẩm sinh, khi răng có kích thước nhỏ hơn so với cung hàm hoặc do các thói quen không tốt như xỉa tăm, sử dụng tay cậy thức ăn mắc ở kẽ răng hoặc thở bằng miệng,… Dù với nguyên nhân nào đi chăng nữa thì răng thưa cũng gây mất thẩm mỹ vô cùng nghiêm trọng.
Mặc dù răng thưa không làm ảnh hưởng nhiều tới các khớp cắn như các trường hợp răng hô vẩu, răng mọc chen chúc, sai khớp cắn,… tuy nhiên các khoảng trống kẽ răng làm giảm tính thẩm mỹ trên khuôn miệng, khiến nhiều người bị tự ti khi giao tiếp. Bên cạnh đó, thức ăn bị mắc lại giữa các kẽ răng thưa không được làm sạch hết, theo thời gian sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi, viêm chân răng,…
Chính vì thế chúng ta phải tìm cách khắc phục răng thưa càng sớm càng tốt. Niềng răng thưa là một trong những phương pháp phổ biến nhất bởi nó có tính an toàn, hiệu quả cao và tác dụng lâu dài, trọn đời.
Niềng răng thưa mất bao lâu?
Niềng răng vốn được coi là kỹ thuật phức tạp, cần rất nhiều thời gian. Với mỗi mốc thời gian hàm răng sẽ có sự thay đổi khác nhau do lực tác động di chuyển răng. Thông qua quá trình này, những sai lệch của răng sẽ được khắc phục để mang lại tính thẩm mỹ, giúp người niềng răng cảm thấy tự tin hơn.
Thông thường thời gian niềng răng dao động trong khoảng từ 12 – 24 tháng tùy trường hợp của mỗi bệnh nhân. Vì tốn nhiều thời gian nên nó đòi hỏi bệnh nhân niềng răng phải có sự nhẫn nại và hợp tác với bác sĩ điều trị.
Trong quá trình niềng, răng sẽ thay đổi từng chút một do đó bạn sẽ không nhìn rõ được răng đang thay đổi như thế nào cho đến khi hoàn tất quá trình. Chính vì vậy việc nắm được thời gian và sự thay đổi của răng qua từng giai đoạn là rất cần thiết để tăng sự nhẫn nại và kiên trì cho bạn tới khi hoàn thành.
Thời gian từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn khám và điều trị: Thông thường bệnh nhân chỉ mất 1 ngày tới nha khoa thăm khám tổng quát, chụp phim để bác sĩ đánh giá tình trạng răng, xương hàm từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn để bệnh nhân lựa chọn được loại mắc cài hiệu quả nhất, phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
Giai đoạn 3 tháng đầu: Tùy theo từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được chỉ định nhổ răng hoặc mài kẽ theo tính toán của bác sĩ. Nếu bệnh nhân có răng khểnh thì sau 3 tháng đầu có thể nhận thấy được sự thay đổi rất rõ rệt nhưng vẫn chưa được đều đặn như đúng mong đợi, tuy nhiên điều này đã chứng tỏ hiệu quả chỉnh nha cao bởi răng di chuyển tốt.
Giai đoạn sau 6 tháng: Răng sẽ tiếp tục có sự thay đổi tuy nhiên sẽ chậm hơn so với 3 tháng đầu. Bên cạnh đó trong trường hợp bị thưa răng cửa và có răng mọc chen chúc thì trong giai đoạn này dễ xảy ra các sai khác như răng có xu hướng chìa ra ngoài, vì vậy bác sĩ cần kiểm soát kỹ để kịp thời điều chỉnh. Bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng cho rằng niềng răng bị hỏng.
Giai đoạn sau 9 tháng: Ở giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy được sự ổn định của hàm răng: răng đã được định hình, cung xương hàm được mở rộng, khớp cắn tương đối hài hòa ở 2 hàm.
Giai đoạn sau 15 tháng: Hàm răng có những bước dịch chuyển cuối cùng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại những sai lệch nhỏ vẫn chưa đạt được độ thẩm mỹ cao nhất.
Giai đoạn cuối cùng kết thúc quá trình điều trị niềng răng: Giai đoạn này còn tùy thuộc vào mức độ và đặc điểm răng của từng người. Nếu hàm răng đã được ổn định hoàn toàn bác sĩ sẽ cho tháo niềng và cân nhắc xem có nên đeo khí cụ định hình hay không và kết thúc thời gian điều trị.
Niềng răng thưa bao lâu siết 1 lần?
Niềng răng có rất nhiều phương pháp, với những người niềng răng trong suốt thì sẽ không cần thực hiện công việc này hàng tháng. Thay vào đó bác sĩ sẽ thay bằng bộ khay niềng mới, khay niềng này có dấu răng khác so với khay niềng tháng trước để tác động lên răng giúp răng di chuyển. Công việc này cũng tương tự như thực hiện siết dây cung bằng phương pháp mắc cài.
Với những người niềng răng bằng mắc cài kim loại hay sứ/ pha lê thì mỗi tháng sẽ phải tới nha khoa để siết dây cung một lần, giúp điều chỉnh răng, đưa răng về đúng vị trí mong muốn qua từng giai đoạn. Đây là điều bắt buộc, quyết định lớn tới kết quả của cả hành trình niềng răng.
Theo các chuyên gia nha khoa sau 3 – 6 tuần bác sĩ sẽ hẹn tái khám, tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà xử lý các vấn đề như tăng, giảm lực siết, thay dây thun, dây cung,… để quá trình kéo răng diễn ra được thuận lợi và cho hiệu quả tối ưu nhất.
Niềng răng thưa bao lâu tái khám 1 lần?
Thông thường lịch siết răng và tái khám sẽ trùng nhau, sau từ 3 – 6 tuần theo cơ chế tái tạo của xương, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn cho bệnh nhân để theo dõi các vấn đề sau:
- Kiểm tra quá trình và kết quả niềng răng theo từng giai đoạn để đảm bảo răng di chuyển theo đúng tiến trình, đúng hướng, đúng cấu trúc theo phác đồ điều trị.
- Kịp thời thay chun, mắc cài, dây cung, tăng lực siết,… theo từng khoảng thời gian sao cho phù hợp với tình trạng hiện tại của răng.
- Xử lý các sự cố trong quá trình niềng răng như không may bị tuột mắc cài, dây cung,…
- Khám tổng quan sức khỏe răng miệng để kịp thời điều trị các vấn đề như viêm nướu, lợi,.. hay điều chỉnh cách vệ sinh răng miệng cho đúng.
Không chỉ vậy, việc tuân thủ đúng thời gian tái khám còn giúp người niềng răng theo dõi được quá trình thay đổi răng theo từng mốc thời gian, quy trình và thấy hiệu quả rõ rệt.
Sau khi tháo niềng bạn vẫn cần tái khám đều đặn tuy nhiên thời gian sẽ cách xa hơn với tần suất khoảng 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng không bị xê dịch cũng như sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.
Thời gian niềng răng thưa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Độ tuổi niềng răng chỉnh nha
Độ tuổi niềng răng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thời gian niềng răng. Thông thường thời gian niềng răng thưa của mọi người sẽ kéo dài từ 12 – 24 tháng, độ tuổi vàng để niềng răng là từ 9 – 16 tuổi, bởi trong giai đoạn này cung hàm và hệ xương vẫn chưa phát triển toàn diện, việc nắn chỉnh răng sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Ở độ tuổi trưởng thành, mặc dù niềng răng vẫn có hiệu quả tuy nhiên sẽ tốn thời gian hơn và hiệu quả niềng răng chưa chắc đã đạt được tối đa như khi niềng răng lúc còn nhỏ.
Các chuyên gia khuyến cáo từ 6 – 9 tuổi là độ tuổi tiền chỉnh nha, trong thời gian này nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu sai lệch răng hãy đưa con đi khám ngay tại địa chỉ nha khoa uy tín để có phương pháp khắc phục nhanh và tốt nhất.
Tình trạng răng miệng
Tình trạng răng miệng cũng là 1 yếu tố góp phần ảnh hưởng tới thời gian và kết quả niềng răng. Trước khi niềng răng bạn sẽ được kiểm tra tổng quát và chụp phim X-quang để bác sĩ xem xét và có kế hoạch điều trị chi tiết.
Nếu có các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… thì cần được điều trị trước sau đó mới tiến hành niềng răng. Với các trường hợp răng hô, móm, sai khớp cắn nặng,… thông thường thời gian niềng sẽ lâu hơn.
Lịch tái khám định kỳ và thói quen ăn uống
Trong quá trình niềng răng, thông thường từ 4 – 6 tuần bạn sẽ có lịch hẹn tái khám tại nha khoa. Nếu bạn bận rộn không có thời gian tái khám theo đúng lịch hẹn của nha khoa thì sẽ ảnh hưởng tới thời gian niềng răng, có thể khiến quá trình niềng răng bị kéo dài hơn.
Bên cạnh đó trong quá trình niềng răng nên hạn chế các loại đồ ăn dai cứng, dẻo vì những loại đồ ăn này có thể làm cho mắc cài dễ bị bung tuột, ảnh hưởng tới quá trình niềng răng. Bạn cần có chế độ ăn hợp lý và chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ cần của bác sĩ sẽ giúp thời gian niềng răng được rút ngắn đáng kể.
Trình độ tay nghề của bác sĩ
Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định tới thời gian niềng răng. Nếu bác sĩ không có chuyên môn thì việc đưa ra phác đồ điều trị, tính toán lực kéo không chính xác có thể làm cho răng dịch chuyển sai lệch, không đúng như mong muốn làm cho thời gian niềng răng lâu hơn.
Tháo niềng sớm có ảnh hưởng gì không?
Thời gian tháo niềng răng đã được bác sĩ tính toán từ trước, mặc dù có thể thay đổi sớm hay muộn từ 1 – 2 tháng tuy nhiên luôn cần có sự đồng ý của bác sĩ, dựa trên tình trạng khớp cắn phải đạt chuẩn, đảm bảo chức năng ăn nhai và khắc phục hoàn toàn các tình trạng răng hô, móm, thưa hay khấp khểnh.
Có nhiều trường hợp dù chưa được sự xác nhận của bác sĩ nhưng đã tự ý tháo niềng dẫn tới răng bị chạy về vị trí cũ, thậm chí còn bị xô lệch hơn lúc ban đầu. Lúc này bạn không chỉ mất công sức, thời gian, tiền bạc mà còn làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng, gặp khó khăn trong việc ăn nhai, làm cho khớp cắn bị lệch, khuôn mặt bị biến dạng.
Chính vì vậy tháo niềng sớm trước thời hạn có được hay không cần phải được bác sĩ khám kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Trong 1 vài trường hợp cấp thiết có thể tháo niềng được tuy nhiên phải tuân thủ tuyệt đối các lưu ý quan trọng của bác sĩ.
Xem chi tiết: Niềng răng bao lâu thì được tháo niềng?
Sau khi niềng răng thưa phải đeo hàm duy trì bao lâu?
Đeo hàm duy trì là bước cuối cùng trong quá trình điều trị niềng răng. Rất nhiều bệnh nhân không đạt được kết quả niềng răng như ý muốn, thậm chí phải niềng răng lại do không chịu tuân thủ đúng hướng dẫn và thời gian đeo hàm duy trì.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thời gian đeo hàm duy trì nên bằng với thời gian niềng răng. Trong 6 tháng đầu tiên bạn nên đeo hàm duy trì full ngày, sau đó bạn có thể giãn ra, chỉ đeo và ban đêm. Khi răng đã đều và ổn định thì có thể chỉ cần đeo cách ngày là được.
Niềng răng thưa nhanh và hiệu quả với Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức
Tại Nha khoa Thúy Đức, một trong những phương pháp niềng răng thưa được nhiều người lựa chọn nhất đó là niềng răng trong suốt Invisalign. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như thoải mái tiện lợi, dễ dàng tháo ra lắp vào, không ảnh hưởng tới việc ăn uống, giảm tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, đặc biệt vừa mang lại hiệu quả cao lại rút ngắn thời gian so với phương pháp niềng răng mắc cài.
Niềng mắc cài phải trải qua từng giai đoạn từ dàn răng, kéo răng, chỉnh khớp cắn, tinh chỉnh và cố định còn khay trong suốt có thể chỉnh đồng thời tất cả các giai đoạn trên trong quá trình đeo khay niềng. Bên cạnh đó niềng răng trong suốt còn được ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại như iTero 5D Plus, phần mềm clincheck, vật liệu độc quyền SmartTrack… vì thế mà thời gian niềng bằng khay trong suốt sẽ nhanh hơn so với niềng răng mắc cài.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm được đầy đủ các thông tin về niềng răng thưa rồi phải không. Nếu bạn cũng đang trong trường hợp này, hãy tới thăm khám ngay tại các địa chỉ nha khoa uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình nhé.
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page